Ba điều Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể tự hào với thế giới

(An Ninh Quốc Phòng) - Trong thế kỷ 20, có lẽ ít có quân đội nào có lịch sử chói lọi như Quân đội Nhân dân Việt Nam với gần 40 năm liên tục chiến đấu và chiến thắng những đối thủ sừng sỏ nhất thời đại.

b-52

 

Lực lượng duy nhất bắn rơi được B-52

Máy bay ném bom chiến lược của B-52 thời những năm 1970 là một trong 3 vũ khí chiến lược của Mỹ. Khi đưa sang Việt Nam tác chiến, một chiếc B-52 đi ném bom được cả đoàn máy bay tiêm kích đi hộ tống.

Để đối phó với các tên lửa phòng không của Việt Nam, Mỹ đã sử dụng triệt để việc gây nhiễu với cả nhiễu tích cực và tiêu cực. Nhiễu tích cực là sử dụng máy móc tác động để phá làn sóng của radar và sóng điều khiển tên lửa nhằm vô hiệu hóa các bệ phóng tên lửa. Nhiễu tiêu cực là hàng triệu sợi kim loại rất mảnh được rải ra trên trời để làm nhiễu màn hình radar khiến các trắc thủ radar không phát hiện được B-52 khi chúng bay vào ném bom.

Tuy nhiên, bằng trí tuệ và sự sáng tạo của mình, bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam đã bắn rơi được máy bay B-52. Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, có trận đánh, chỉ bằng 1 quả tên lửa bộ đội phòng không đã hạ được 1 B-52 mặc dù theo lý thuyết bắn của tên lửa Sam-2 phải bắn 3 quả mới đảm bảo chắc thắng.

Theo số liệu của sách Điện Biên Phủ trên không – Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam, trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân ta đã bắn rơi 34 máy bay B-52 của Mỹ. Trong đó, Không quân Việt Nam cũng lập được chiến công xuất sắc khi bắn rơi được 2 chiếc. Không quân Việt Nam cũng là lực lượng không quân duy nhất bắn rơi được B-52.

Lực lượng duy nhất ném bom được tàu chiến Mỹ sau Thế chiến II

Mỹ là một cường quốc với sức mạnh cả về Hải, Lục, Không quân đứng đầu thế giới. Lực lượng tàu chiến của Hải quân Mỹ rất hùng hậu với hơn 10 tàu sân bay, hàng trăm tàu mặt nước và tàu ngầm. Tàu nào cũng trang bị vũ khí rất mạnh mẽ.

Trong Thế chiến thứ II, Hải quân Mỹ lần đầu tiên bị một vố đau khi bị máy bay Nhật Bản ném bom phá hủy gần như hoàn toàn Hạm đội Thái Bình Dương ở Trân Châu Cảng.

Chiến tàu Mỹ sau khi bị máy bay Mig-17 của ta ném bom.

Hơn 30 năm sau, Không quân Việt Nam là lực lượng thứ hai trên thế giới ném bom được trúng vào tàu chiến Mỹ.

Theo hồi ký Phi công tiêm kích của Đại tá Lê Hải, ngày 19/4/1972, một biên đội 2 chiếc Mig-17 của Không quân Việt Nam đã bí mật tiếp cận và ném bom trúng vào tàu chiến USS Higbee của Hạm đội Thái Bình Dương khi tàu này vào bắn phá bờ biển của ta.

Đội quân đã thắng nhiều đối thủ sừng sỏ nhất

Trong hơn 30 năm sau ngày thành lập, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã liên tiếp chiến đấu và giành thắng lợi với 3 đội quân của các cường quốc hàng đầu là Pháp, Mỹ và Trung Quốc.

Đầu tiên là cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp quay lại xâm lược. Cuộc chiến đã mở đầu bằng Toàn quốc kháng chiến vào tháng 12/1946 với Hà Nội 60 ngày đêm. Trong 9 năm kháng chiến, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, càng đánh càng mạnh.

Trong suốt 9 năm chống Pháp, quân Pháp luôn là kẻ chiếm ưu thế về nhiều mặt kỹ thuật. Trên trời máy bay Pháp chiếm vị trí độc tôn vì quân ta chưa có không quân còn lực lượng phòng không cũng chưa phát triển. Dưới mặt đất, địch có súng, pháo tốt hơn, số lượng nhiều hơn để hỗ trợ bộ binh.

Pháo binh quân ta ở mặt trận Điện Biên Phủ.

Tuy nhiên, cuối cùng Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn khắc phục mọi khó khăn để giành chiến thắng trong chiến dịch quyết định ở Điện Biên Phủ. Chiến thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trước thực dân Pháp chẳng những đem lại Hiệp định Geneve cho Việt Nam và Đông Dương mà nó còn có sức ảnh hưởng lớn mở đầu cho thời kỳ diệt vong của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

Nhưng sau khi Pháp thua, Mỹ lại nhảy vào Việt Nam với mưu đồ biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Dưới danh nghĩa xây dựng Nam Việt Nam thành tiền đồn chống chủ nghĩa Cộng sản lan ra Đông Nam Á, Mỹ đã đổ tiền của, vũ khí để hậu thuẫn cho anh em Ngô Đình Diệm lập chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam.

Quân đội Nhân dân Việt Nam lại bước vào trận chiến đấu mới, đánh với tên đế quốc đầu sỏ và là cường quốc quân sự số 1 thế giới.

Cuộc chiến đấu này đã kéo dài 21 năm nếu tính từ 1954 và kéo dài 10 năm nếu tính từ thời điểm quân Mỹ ồ ạt đổ bộ vào miền Nam (1965).

Dựa vào tiềm lực quân sự hùng hậu, Mỹ đã đưa vào Việt Nam tất cả vũ khí tối tân nhất chỉ trừ bom nguyên tử. Họ cũng áp dụng những phương pháp, thủ đoạn tác chiến tinh vi nhất. Đó là các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận trên chiến trường miền Nam và các thủ đoạn gây nhiễu tinh vi trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc.

Nhưng cuối cùng Mỹ vẫn phải thua. Chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận sau một thời gian gây cho quân dân miền Nam khó khăn cuối cùng bị đánh bại trong trận Ấp Bắc. Cho rằng quân đội Nam Việt Nam đánh không hiệu quả, quân Mỹ ồ ạt đưa hơn nửa triệu vào miền Nam nhưng đã thiệt hại nặng ở Vạn Tường. Đặc biệt là trận đánh ở thung lũng Ia-Drang thuộc Tây Nguyên năm 1965 đã cho Mỹ thấy rằng Quân đội Nhân dân Việt Nam là một đối thủ đáng gờm.

Chiến thuật trực thăng vận giúp quân Mỹ có khả năng cơ động rất cao nhưng nó vẫn phải chịu thua trước lối đánh của chiến tranh nhân dân ở Việt Nam.

Năm 1968, khi Mỹ đã đổ vào số quân lớn nhất, quân dân ta mở chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân dồn đối phương lún sâu vào bị động. Mặc dù phải chịu nhiều thiệt hại, quân dân ta đã đạt được kết quả quan trọng là đánh gục ý chí xâm lược của Mỹ và thổi bùng lên ngọn lửa phản chiến của nhân dân Mỹ.

Sau năm 1968, Mỹ bắt đầu thực hiện chiến dịch phi Mỹ hóa chiến tranh và bắt đầu đàm phán với miền Bắc Việt Nam ở Paris. Nhưng trước khi đi đến ký kết hiệp định, Mỹ còn ngoan cố đánh canh bạc cuối cùng bằng chiến dịch ném bom hủy diệt Hà Nội. Một lần nữa những máy móc tinh vi của Mỹ lại chịu thua ý chí và trí tuệ của Việt nam với hơn 30 máy bay B-52 bị bắn rơi.

Đầu năm 1973, Mỹ phải ký Hiệp định Paris và rút dần quân ra khỏi Việt Nam. Đối với cường quốc số 1 như Mỹ, việc ký hiệp định và rút quân ra khỏi Việt Nam đồng nghĩa với một thất bại.

4 năm sau ngày thống nhất đất nước, Quân đội Việt Nam lại phải đương đầu với một cường quốc nữa là Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới ở phía Bắc.

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ huy động hàng chục sư đoàn tấn công toàn diện tuyến biên giới hai nước. Lúc đó, phần lớn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam đang còn ở Campuchia trong chiến dịch diệt trừ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ để cứu nhân dân Campuchia.

Quân chính quy Trung Quốc chủ yếu chỉ phải đối đầu với dân quân và bộ đội địa phương ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta nhưng đã phải chịu thiệt hại nặng nề. Trên những hướng có các sư đoàn chủ lực của ta như ở Cao Bằng, Lạng Sơn, quân Trung Quốc đã phải trả những giá đắt cho từng thước đất tiến được.

Bộ đội Việt Nam hành quân trong chiến tranh biên giới phía Bắc.

Theo Wikipedia, thiệt hại của quân Trung Quốc trong khoảng gần 1 tháng xâm lược Việt Nam vào khoảng từ 20 đến 30.000 quân thiệt mạng và hàng chục ngàn bị thương.

Vào ngày 5/3/1979, quân Trung Quốc phải rút lui vì thiệt hại quá nặng và cũng vì bị dư luận thế giới chỉ trích quyết liệt. Cũng lúc đó, các Quân đoàn chủ lực của ta chuyển từ Campuchia về bắt đầu áp sát mặt trận chuẩn bị đợt phản công. Rất may cho Trung Quốc là đã chủ động rút lui, nếu không họ sẽ phải chịu thiệt hại lớn hơn.

Sau trận chiến, Trung Quốc vẫn tuyên bố chiến thắng nhưng phần lớn giới quan sát đánh giá Trung Quốc thua vì chịu thiệt hại nhiều hơn và không đạt được các mục tiêu đề ra cho chiến dịch này.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

THI TRAC NGHIEM

ung dung vnpt

dichvuchinhcong

QUY KHUYEN HOC

CO SO VAT CHAT

CO SO DU LIEU

Untitled-1

cong khai

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Tài nguyên giáo dục

 skkn thithutn
thithudh thitn

Học sinh

onlinelogomaker-042415-2120
 

  

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Video: Tiểu phẩm tham gia hội thi " Học sinh với SKSSVTN- moi trường " Do lớp 11.6 trình bày


Liên kết website

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website này đã đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc chưa?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 8
  • Nội dung : 1029
  • Liên kết web : 17
  • Số lần xem bài viết : 5497434
Hiện có 53 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY

Địa chỉ: Thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng nam. Tel: (0510) 389 3422.

Powered by TAVICO - 0909.378.208