Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giảm môn bắt buộc, tăng môn tự chọn

Có nhiều đổi mới quan trọng khi thay đổi chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.

sv

 

Theo chương trình phổ thông mới, ở cấp THPT chỉ còn 4 môn bắt buộc - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Bộ GD-ĐT vừa hoàn thành dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới và chuẩn bị công bố để lấy ý kiến của toàn xã hội.
Trong đó giáo dục phổ thông là 12 năm, gồm 2 giai đoạn: giáo dục cơ bản (tiểu học 5 năm và THCS 4 năm), định hướng nghề nghiệp (bậc THPT 3 năm). Chương trình có 8 lĩnh vực giáo dục: ngôn ngữ và văn học, toán học, đạo đức - công dân, thể chất, nghệ thuật, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, công nghệ - tin học.
Một môn học, nhiều tên gọi
Theo dự thảo, hệ thống các môn học được thiết kế thống nhất giữa các lớp trước với lớp sau; tích hợp mạnh ở các lớp dưới, phân hóa dần ở các lớp trên; tương thích với các môn học của nhiều nước trên thế giới. Tên của từng môn học được gọi dựa theo các môn học trong chương trình hiện hành, có điều chỉnh để phản ánh tốt nhất nội dung, tính chất, ý nghĩa giáo dục của môn trong từng cấp học, do đó tên một môn học có thể thay đổi ở từng cấp học. Chẳng hạn, môn học cốt lõi của lĩnh vực giáo dục đạo đức - công dân có các tên: giáo dục lối sống (tiểu học), giáo dục công dân (THCS) và công dân với Tổ quốc (THPT).
Cốt lõi trong lĩnh vực khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) chỉ có một môn học cuộc sống quanh ta (các lớp 1, 2, 3); tách thành 2 môn học: tìm hiểu xã hội và tìm hiểu tự nhiên (các lớp 4, 5); tương ứng với 2 môn học khoa học xã hội và khoa học tự nhiên (THCS). Lên THPT, môn khoa học xã hội cùng với các môn lý, hóa, sinh sẽ dành cho học sinh (HS) định hướng khoa học tự nhiên; môn khoa học tự nhiên cùng với các môn sử, địa sẽ dành cho HS định hướng khoa học xã hội. Đồng thời HS còn được tự chọn các chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng cá nhân.
Các môn học ở cả 3 cấp được chia thành môn bắt buộc và tự chọn. Tỷ lệ môn tự chọn tăng dần từ lớp dưới lên lớp trên. Ở giai đoạn cơ bản, các môn bắt buộc gồm: tiếng Việt/ngữ văn; toán, ngoại ngữ 1, thể dục, giáo dục lối sống/giáo dục công dân, cuộc sống quanh ta, tìm hiểu tự nhiên/khoa học tự nhiên, tìm hiểu xã hội/khoa học xã hội. Ngoài các môn bắt buộc, HS được tự chọn dưới các dạng khác nhau: tự chọn tùy ý gồm: ngoại ngữ 2, tiếng dân tộc, nghiên cứu khoa học kỹ thuật (ở lớp 8, lớp 9); tự chọn trong các môn học gồm: kỹ thuật/công nghệ, tin học, âm nhạc, thể thao, kỹ thuật, hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Bậc THPT có 4 môn bắt buộc: ngữ văn 1, toán 1, công dân với Tổ quốc, ngoại ngữ 1. Ngoài các môn bắt buộc, HS được tự chọn như sau: Tự chọn tùy ý, gồm: nghiên cứu khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ 2. Tự chọn trong nhóm môn học, gồm 4 môn (đối với lớp 10, 11) và 3 môn (đối với lớp 12) trong các môn: sử, địa, ngữ văn 2, lý, hóa, sinh, tin học, công nghệ, toán 2, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Nếu chọn môn khoa học tự nhiên thì không chọn các môn: vật lý, hóa học, sinh học; Nếu chọn môn khoa học xã hội thì không chọn các môn sử, địa. Các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội chỉ học ở lớp 10 và lớp 11. Tự chọn trong môn học gồm: âm nhạc, mỹ thuật, thể thao, hoạt động trải nghiệm sáng tạo (lớp 10, 11, 12); chuyên đề học tập (lớp 11, 12).
Trong cả cấp học THPT, HS có thể thay đổi môn học tự chọn và chuyên đề học tập tự chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp cá nhân nhưng bắt buộc phải hoàn thành số lượng các môn học, chuyên đề học tập tối thiểu theo quy định.
Bắt buộc hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông sắp tới là đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào chương trình tổng thể. Nội dung gồm phần bắt buộc (bao gồm cả các hoạt động tập thể) và tự chọn, được thiết kế theo nguyên tắc tích hợp, hoặc đồng tâm kết hợp với tuyến tính.
Chương trình mới sẽ có các chuyên đề học tập dành cho HS các lớp THPT tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của HS, trang bị cho HS một số năng lực phù hợp với đặc điểm cá nhân, định hướng nghề nghiệp. Phương pháp dạy học chuyên đề chủ yếu khuyến khích HS tự học, làm việc theo nhóm, thực hiện dự án học tập, thực hành thí nghiệm ở phòng học bộ môn, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, văn hóa...
Ở chương trình hiện hành, thiết kế thời lượng bậc tiểu học 1 buổi/ngày. Chương trình mới phải 2 buổi/ngày, buổi sáng học không quá 4 tiết và buổi chiều học không quá 3 tiết. Cấp THCS và THPT mỗi ngày học 1 buổi không quá 5 tiết.
Theo Tuệ Nguyễn ( Báo Thanh niên)

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

THI TRAC NGHIEM

ung dung vnpt

dichvuchinhcong

QUY KHUYEN HOC

CO SO VAT CHAT

CO SO DU LIEU

Untitled-1

cong khai

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Tài nguyên giáo dục

 skkn thithutn
thithudh thitn

Học sinh

onlinelogomaker-042415-2120
 

  

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Video: Tổng hợp các hình ảnh hoạt động năm học 2013-2014


Liên kết website

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website này đã đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc chưa?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 8
  • Nội dung : 1029
  • Liên kết web : 17
  • Số lần xem bài viết : 5498972
Hiện có 24 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY

Địa chỉ: Thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng nam. Tel: (0510) 389 3422.

Powered by TAVICO - 0909.378.208