Sở GDĐT Quảng Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2014-2015 và triển khai nhiệm vụ năm học 2015-2016

Hòa trong không khí thi đua sôi nổi của cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh Mùng 2 tháng 9; và nhằm đánh giá lại những kết quả đạt được trong năm học qua, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm năm học mới; được sự cho phép của UBND tỉnh, ngày 21/8/2105, Sở GD&ĐT Quảng Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2014-2015 và triển khai nhiệm vụ năm học 2015-2016. Đến dự Hội nghị với ngành giáo dục có ông Nguyễn Chín, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, đại diện lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã.

anhquoc

                                      Ông Hà Thanh Quốc - GĐ Sở GDĐT trình bày Báo cáo tại Hội nghị

   Trong năm học qua, triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết 29 của BCHTW khóa XI về "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; tiếp tục triển khai Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/12/2012 Hội nghị lần thứ 13, khóa XX về "phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020"; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự góp sức của toàn xã hội, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam nỗ lực phát huy thành tựu đã đạt được, khắc phục khó khăn, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động và các phong trào thi đua, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm năm học.

Quy mô, mạng lưới trường lớp đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục. Hệ thống cơ sở giáo dục các cấp học, bậc học được phân bố khá hợp lý và đều khắp trên phạm vi cả tỉnh. Toàn tỉnh có 241 trường mầm non (tăng 5 trường so với năm học qua); 270 trường tiểu học; 214 trường trung học cơ sở, phổ thông cơ sở (tăng 01 trường) và 55 trường trung học phổ thông. Tỉ lệ huy động học sinh các cấp ra lớp đạt khá cao. Toàn tỉnh hiện có 323.452 học sinh (gồm 68.313 trẻ em mầm non, 113.818 học sinh tiểu học, 87.510 học sinh THCS và 53.811 học sinh THPT. Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia tăng lên đáng kể. Đến nay, cả tỉnh có 411 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 52,5% . Trong đó, MN có 106 trường, tỉ lệ 44%, Tiểu học có 185 trường, tỉ lệ 68%, THCS có 108 trường, tỉ lệ 50,4%, THPT có 12 trường, tỉ lệ 22.2%. (Tính đến cuối năm học 2014-2015, tỉnh Quảng Nam có tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia cao nhất so với 10 tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên)

Đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng và đáp ứng được yêu cầu dạy và học). Toàn tỉnh có 20.021 giáo viên (gồm 3533 giáo viên mầm non; 7547 giáo viên tiểu học; 6207 giáo viên trung học cơ sở; 2824 giáo viên THPT); hơn 1908 cán bộ quản lý giáo dục các cấp và 4078 nhân viên. Chất lượng giáo dục có nhiều khởi sắc, thể hiện rõ nhất là chất lượng kỳ thi học sinh giỏi quốc gia (đạt 27 giải) và kỳ thi THPT quốc gia vừa qua (tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trên 89%). Đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được duy trì. Công tác quản lý, chỉ đạo và triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành được tiến hành khá đồng bộ và đạt hiệu quả cao hơn so với những năm học trước. Năm học 2014-2015, Sở GDĐT Quảng Nam được Bộ GDĐT tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. (QĐ số 2850/QĐ-BGDĐT ngày 09/8/2015)

IMG 20150812 121906

Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga tặng Bằng khen cho Sở GD ĐT Quảng Nam về thành tích hoàn thành XS nhiệm vụ năm học 2014-2015 (Ảnh chụp tại Hội nghị tổng kết do Bộ GDĐT tổ chức)

   Bên cạnh đó, công tác giáo dục của tỉnh còn một số khó khăn vướng mắc. Do còn nhiều bất cập trong phân cấp quản lý giáo dục nên việc chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nội dung về giáo dục đào tạo vẫn còn những trở ngại nhất định. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các trường học hiện nay tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu để phát triển giáo dục trong tình hình mới.Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng vẫn còn xảy ra, nhất là ở các đơn vị miền núi. Chất lượng giáo dục vẫn còn có sự phân hóa lớn giữa các vùng miền, giữa các loại hình giáo dục. Giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc; giáo dục ngoài công lập vẫn còn nhiều khó khăn Công tác tự đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục chưa được cán bộ quản lý ở một số trường quan tâm đúng mức.

    Trong năm học 2015-2016, toàn ngành tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, tập trung thực hiện bốn nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:

    1. Về công tác quản lý giáo dục và đào tạo

Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động số 28/CTr/TU ngày 25/4/2014 của Tỉnh ủy Quảng Nam về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/12/2012 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI.

Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và các cơ quan liên quan xây dựng chuyên đề Giáo dục Quảng Nam, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thông tin, truyền thông về giáo dục, đào tạo của tỉnh.

Triển khai xây dựng các Đề án, tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo khung pháp lý cho các hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các Sở, ngành và địa phương trong quản lý giáo dục, đào tạo. Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp sau trung học cơ sở, trung học phổ thông và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo.

Bổ sung, hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông phù hợp với điều kiện thực tế vùng miền và từng địa phương.

Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục các cấp; nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường thanh tra quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, xử lý nghiêm các sai phạm và thông báo công khai trước công luận.

Phát động và chỉ đạo thực hiện tốt các phong trào thi đua, hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, đặc biệt là các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Các cấp quản lý giáo dục chủ động báo cáo, đề xuất, tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền, phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh trong và ngoài nhà trường, xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực gây bức xúc trong nhân dân; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh.

2. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục

2.1. Nhiệm vụ chung

Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành thành hoạt động thường xuyên trong mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục.

Củng cố kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, thực hiện xoá mù chữ, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập; tăng cường công tác phân luồng, tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong các trường phổ thông; đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh, đặc biệt là đối với giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh diện chính sách xã hội, học sinh ở miền núi, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, quan tâm tạo cơ hội học tập cho học sinh khuyết tật.

2.2. Đối với giáo dục mầm non

Thực hiện tốt việc rà soát, đánh giá, điều chỉnh chương trình giáo dục mầm non; tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ; chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các vùng khó khăn; thực hiện thí điểm tư vấn, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình, cộng đồng.

2.3. Đối với giáo dục phổ thông

Triển khai thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Triển khai đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới về kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30. Rút kinh nghiệm công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015, chuẩn bị tốt cho việc triển khai kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 và những năm tiếp theo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.

Chỉ đạo thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục mầm non.

Tiếp tục triển khai hiệu quả, đảm bảo chất lượng chương trình Tiếng Anh theo Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020".

Phát triển và nâng cao chất lượng các chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và tạo điều kiện chuyển đổi ngành, nghề của người lao động.

3. Về công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Rà soát, điều chỉnh và tăng cường quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu đội ngũ các cấp (trường, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu đào tạo nhân lực của ngành và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tăng cường các hình thức bồi dưỡng và hỗ trợ hoạt động dạy học và quản lý cho giáo viên, cán bộ quản lý .

Quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán các bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là đội ngũ đang công tác tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động bồi dưỡng cấp chứng chỉ và công tác tuyển dụng, sử dụng, thực hiện chế độ làm việc của đội ngũ giáo viên. Giải quyết kịp thời các thắc mắc, kiến nghị về thực hiện chế độ làm việc của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

4. Về công tác đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và tăng nguồn lực đầu tư

Tập trung, ưu tiên các nguồn lực để xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, nhất là ở những xã chưa có trường mầm non; phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện Đề án hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020; xây dựng Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2025.

Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất gắn với việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo tổ chức rà soát, mua sắm bổ sung sách, thiết bị; sử dụng có hiệu quả sách và đồ dùng thiết bị hiện có; phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong các nhà trường.

Tăng cường kiểm tra, giám sát đầu tư, công tác đấu thầu, công tác quyết toán trong xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị của các đơn vị, quản lý có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục, nhất là lĩnh vực giáo dục mầm non và các địa phương vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

    Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; cùng với sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn ngành, chắc chắn rằng, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2015-2016 đã đề ra ./.

                                                                                                                                      Tin và ảnh: Hồ Văn Hưng – VP Sở


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

THI TRAC NGHIEM

ung dung vnpt

dichvuchinhcong

QUY KHUYEN HOC

CO SO VAT CHAT

CO SO DU LIEU

Untitled-1

cong khai

Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com

Tài nguyên giáo dục

 skkn thithutn
thithudh thitn

Học sinh

onlinelogomaker-042415-2120
 

  

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Video: Đơn ca " Sắc màu " lớp 11/3 tại Hội thi SKSSVTN- môi trường năm học 2013-2014


Liên kết website

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website này đã đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc chưa?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 8
  • Nội dung : 1030
  • Liên kết web : 17
  • Số lần xem bài viết : 5510288
Hiện có 21 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY

Địa chỉ: Thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng nam. Tel: (0510) 389 3422.

Powered by TAVICO - 0909.378.208